Nguy cơ mất đất khi giao dịch đất không sổ đỏ theo luật mới

01/02/2025 16:45:40 / Đăng bởi Trương Anh Tú / (0) Bình luận

Khi giao dịch chuyển nhượng đất không có sổ đỏ theo luật Đất đai 2024 có thể dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý nghiêm trọng.

Nguy cơ mất đất khi giao dịch đất không sổ đỏ theo luật mới

Nguy cơ mất đất khi giao dịch không sổ đỏ theo luật mới. Đồ họa: Phương Anh

Trao đổi với PV Lao Động, luật sư Trương Anh Tú (công ty luật TAT Law Firm) cho biết, theo Luật Đất đai 2024 số 31/2024/QĐ-CP, giao dịch đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) có thể dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý nghiêm trọng bao gồm:

Giao dịch bị coi là vô hiệu

Theo quy định, một trong những điều kiện để chuyển nhượng đất hợp pháp là phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu không có sổ đỏ, giao dịch chuyển nhượng sẽ bị coi là vô hiệu (không có giá trị pháp lý).

Trong trường hợp giao dịch chuyển nhượng đất không có sổ đỏ thì các bên phải hoàn trả lại tài sản hoặc giá trị đã nhận; Nếu đất đã qua nhiều lần chuyển nhượng, việc giải quyết hậu quả sẽ phức tạp và dễ phát sinh tranh chấp.

Người mua đất không có sổ đỏ sẽ không được pháp luật bảo vệ

Do đó, người mua đất không có sổ đỏ sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Không thể thực hiện các thủ tục liên quan đến đất như thế chấp, chuyển nhượng hoặc cho tặng; Có nguy cơ mất toàn bộ tài sản nếu giao dịch bị hủy.

Tuy nhiên, theo Điều 137, Điều 1136 Luật Đất đai 2024, đất không có sổ đỏ những vẫn có thể được cấp giấy chứng nhận nếu thuộc các trướng hợp sau:

- Có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất từ trước ngày 15.10.1993.

- Đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp, phù hợp quy hoạch.

Cách xử lý giao dịch đã thực hiện

- Các bên có thể thương lượng để hủy bỏ giao dịch và hoàn trả tài sản.

- Nếu xảy ra tranh chấp, có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, nhưng sẽ mất nhiều thời gian và chi phí.

- Bên bán cần hoàn thiện thủ tục cấp giấy chứng nhận trước khi thực hiện giao dịch chính thức

Ngoài ra, luật sư Trương Anh Tú cũng đưa ra lời khuyên cho người dân nên kiểm tra tính pháp lý của đất như yêu cầu bên bán cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp; Kiểm tra quy hoạch sử dụng đất tại UNBD có thẩm quyền hoặc Văn phòng Đăng ký đất đai.

Tuân thủ quy trình pháp lý: công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng tại cơ quan có thẩm quyền; Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính (lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân).

Theo báo Lao Động

(- PV Phương Anh)

 

hotline 0848009668