Công ty CP Vua Nệm nợ BHXH hàng tỷ đồng: Hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng

01/07/2021 10:01:00 / Đăng bởi Trương Anh Tú / (0) Bình luận

Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình vừa ban hành danh sách các đơn vị đơn vị nợ đóng BHXH từ 3 tháng trở lên, trong đó có Công ty CP Vua Nệm với số nợ hàng tỷ đồng. Theo chuyên gia pháp lý, hành vi này cần được cơ quan có thẩm quyền xác minh làm rõ vì không chỉ ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của người lao động mà còn là hành vi vi phạm pháp luật.

Vua Nệm nợ BHXH hàng tỷ đồng

Theo đó, tính đến 30/11/2020, có tổng cộng 1.029 đơn vị bị cơ quan Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình (TP. Hà Nội) "bêu tên", với số tiền nợ lên đến hơn 147 tỷ đồng.

Đáng chú ý, Công ty CP Vua Nệm là một trong những cái tên có số nợ lớn nhất khi nợ BHXH của 340 lao động với số tiền hơn 1,84 tỷ đồng.

Theo đăng ký, Công ty CP Vua Nệm có địa chỉ tại tầng 2, Tòa nhà Ocean Park, số 1 Đào Duy Anh, quận Đống Đa, TP. Hà Nội. Doanh nghiệp này hiện đang sở hữu hệ thống bán lẻ nệm và chăn ga gối thuộc top đầu Việt Nam, với hệ thống các cửa hàng tại 23 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Giới thiệu trên website tại địa chỉ vuanem.com, Vua Nệm đang phân phối nhiều thương hiệu có tiếng như Tempur, Dunlopillo, Aeroflow, Amando, Hanvico, Everon, Color Foam, Kim Cương,…

Năm 2018, Vua Nệm liên tiếp mở rộng quy mô chuỗi bán lẻ. Không dừng lại ở con số 70, mục tiêu của CEO Hoàng Tuấn Anh và nhóm sáng lập là nâng tổng số cửa hàng Vua Nệm trên toàn quốc lên 140 điểm vào cuối năm 2020 và 300 điểm vào năm 2023.

Cùng năm, Quỹ đầu tư Mekong Capital công bố hoàn tất khoản đầu tư vào Công ty cổ phần Vua Nệm. Theo đó, khoản đầu tư bởi Quỹ MEF III sẽ giúp Vua Nệm sáp nhập hai thương hiệu Dem.vn và Vuanem.vn thành một thương hiệu duy nhất là Vua Nệm.

Ông Hoàng Tuấn Anh – CEO của Công ty CP Vua Nệm từng cho biết: “Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành nhà bán lẻ đệm và các giải pháp cho giấc ngủ lớn nhất Việt Nam”. Công ty CP Vua Nệm cũng đạt doanh thu 200 tỷ đồng (năm 2018) và dự kiến đạt 320 - 350 tỷ đồng trong năm 2019. 

Tuy nhiên, năm 2020, doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, như phải đóng cửa 50% cửa hàng, doanh thu toàn hệ thống giảm từ 60 - 70%,…

Hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng

Hoàng Tuấn Anh, sáng lập, CEO Vua Nệm: Yếu tố trải nghiệm được đặt lên hàng  đầu

CEO Hoàng Tuấn Anh của Công ty CP Vua Nệm

Trả lời phỏng vấn của VnMedia, luật sư Lê Thu Hằng (Công ty Luật TAT Law Firm) nhận định:

Theo quy định, các doanh nghiệp khi chậm, nợ hoặc không đóng bảo hiểm bắt buộc cho người lao động sẽ bị xử phạt hành chính lên đến 75.000.000 đồng và bị buộc truy thu nộp số tiền bảo hiểm phải đóng theo quy định, đồng thời phải thanh toán số tiền lãi gấp 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng…

Đối với tội trốn đóng BHYT, BHXH, BHTN cho người lao động được quy định tại điều 216 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, doanh nghiệp sẽ bị hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù giam, đồng thời các doanh nghiệp còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm ngoài việc bị phạt tiền lên đến 3 tỷ đồng.

Mới đây, vào tháng 12/2020, UBND TP Hà Nội cũng đã ban hành văn bản yêu cầu tăng cường thực hiện các giải pháp thu hồi nợ đọng BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố.

Tại văn bản này, UBND TP Hà Nội yêu cầu BHXH thành phố cần tăng cường kiểm tra, thanh tra việc đóng BHXH đối với các đơn vị, doanh nghiệp nợ BHXH và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, cần tập hợp hồ sơ, tài liệu đối với các đơn vị có hành vi nợ đóng, trốn đóng, gian lận BHXH để chuyển cơ quan Công an xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Trường hợp người sử dụng lao động đã trích tiền lương người lao động đóng bảo hiểm xã hội nhưng không nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội là hành vi chiếm dụng tiền bảo hiểm xã hội của người lao động. Trong khi đó, về nguyên tắc, mức hưởng bảo hiểm xã hội được xác định trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm và sự chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm.

Luật sư Thu Hằng cho rằng:

Thực trạng hiện nay có nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHYT, BHXH là hành vi gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động. Phổ biến là việc doanh nghiệp nợ đọng và trây ỳ không tham gia BHXH, BHYT cho người lao động hoặc tham gia BHXH cho người lao động, nhưng không nộp tiền cho cơ quan BHXH đúng thời hạn mặc dù họ đã khấu trừ tiền đóng BHXH từ tiền lương của người lao động và hành vi của người sử dụng lao động không đóng BHXH đúng tiền lương, tiền công theo quy định cho người lao động. Lúc này người lao động trở thành “con tin” giữa doanh nghiệp và cơ quan BHXH.

Bởi vì chỉ khi doanh nghiệp thực hiện đúng và đủ tiền đóng BHXH người lao động mới được giải quyết các quyền lợi liên quan đến BHXH nên dù có ốm đau, thai sản, tai nạn hoặc về hưu hay chuyển công tác cũng chưa được chốt sổ để tìm việc ở nơi khác trong khi hàng tháng doanh nghiệp đã trừ tiền trích đóng BHXH từ tiền lương, tiền công của người lao động.

Do đó, đối với vụ việc Vua Nệm nợ đọng BHXH trên 6 tháng với số tiền hàng tỉ đồng cần được cơ quan có thẩm quyền xác minh làm rõ vì thực tế này không chỉ ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của người lao động mà còn là hành vi vi phạm pháp luật.

Khoản 1, Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 khẳng định: “Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN và người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật”.

Chậm đóng, trốn đóng và chiếm dụng tiền đóng BHXH cũng là hành vi bị nghiêm cấm tại Bộ luật Hình sự, Luật BHXH.

Theo quy định pháp luật hiện hành đối với việc trốn đóng BHXH hiện nay, các doanh nghiệp đã bị áp dụng các chế tài mạnh mẽ, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 88/2015), danh nghiệp còn phải chịu chế tài hình sự là phạt tù từ 2 năm đến 7 năm theo Điều 216 BLHS 2015, phạt tiền từ 500 triệu đến 1 tỉ đồng.

Để bảo vệ quyền lợi của mình trong lĩnh vực BHXH bắt buộc, người lao động có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy  định. Người lao động có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp như tổ chức công đoàn, luật sư để tham vấn và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Có thể nói, việc xử phạt doanh nghiệp vi phạm là để đảm bảo công bằng, bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp đóng BHXH cho người lao động là thực hiện nghĩa vụ, làm tròn trách nhiệm, thể hiện mối quan hệ hài hòa, ổn định và tiến bộ giữa chủ sử dụng lao động và người lao động.

Bộ luật hình sự 2015 có rất nhiều điểm mới quan trọng, trong đó có những vấn đề nhằm xác định, nhận diện cá dấu hiệu phạm tội và cách xử lý nhóm hành vi phạm tội liên quan đến bảo hiểm xã hội. Đặc biệt việc bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, nhằm buộc người vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho đối tượng bị họ gây thiệt hại.

Vấn đề vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động mà còn ảnh hưởng tới tính nghiêm minh của pháp luật. Đây có thể được coi là liều thuốc đặc trị đối với các doanh nghiệp, đơn vị cố tình để nợ BHXH kéo dài; đảm bảo quyền lợi người lao động góp phần giúp chính sách an sinh xã hội.

Hiện nay các quy định pháp luật đã chặt chẽ hơn và các cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc một cách có hệ thống song vi phạm vẫn không giảm thì trước hết cần làm rõ trách nhiệm từ phía công tác quản lý Nhà nước. Việc xử lý hình sự đối với các đơn vị vi phạm cũng cần quyết liệt hơn. Cùng với tăng cường kiểm tra, giám sát, cơ quan chức năng cần có biện pháp ngăn chặn trường hợp chủ doanh nghiệp bỏ trốn, tẩu tán tài sản, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động như việc chính quyền địa phương cần phối hợp với Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) thực hiện biện pháp cấm xuất nhập cảnh với những cá nhân là chủ doanh nghiệp có nợ đọng BHXH.

Gần đây nhất, Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã hướng dẫn áp dụng các Điều 214 về tội gian lận BHXH, BHTN, Điều 215 về tội gian lận BHYT và Điều 216 tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng chống tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm và bảo vệ quyền lợi người lao động.

Trả lời phỏng vấn của VnMedia, luật sư Lê Thu Hằng (Công ty Luật TAT Law Firm) nhận định:

Theo quy định, các doanh nghiệp khi chậm, nợ hoặc không đóng bảo hiểm bắt buộc cho người lao động sẽ bị xử phạt hành chính lên đến 75.000.000 đồng và bị buộc truy thu nộp số tiền bảo hiểm phải đóng theo quy định, đồng thời phải thanh toán số tiền lãi gấp 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng…

Đối với tội trốn đóng BHYT, BHXH, BHTN cho người lao động được quy định tại điều 216 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, doanh nghiệp sẽ bị hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù giam, đồng thời các doanh nghiệp còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm ngoài việc bị phạt tiền lên đến 3 tỷ đồng.

Mới đây, vào tháng 12/2020, UBND TP Hà Nội cũng đã ban hành văn bản yêu cầu tăng cường thực hiện các giải pháp thu hồi nợ đọng BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố.

Tại văn bản này, UBND TP Hà Nội yêu cầu BHXH thành phố cần tăng cường kiểm tra, thanh tra việc đóng BHXH đối với các đơn vị, doanh nghiệp nợ BHXH và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, cần tập hợp hồ sơ, tài liệu đối với các đơn vị có hành vi nợ đóng, trốn đóng, gian lận BHXH để chuyển cơ quan Công an xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Trường hợp người sử dụng lao động đã trích tiền lương người lao động đóng bảo hiểm xã hội nhưng không nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội là hành vi chiếm dụng tiền bảo hiểm xã hội của người lao động. Trong khi đó, về nguyên tắc, mức hưởng bảo hiểm xã hội được xác định trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm và sự chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm.

Luật sư Thu Hằng cho rằng:

Thực trạng hiện nay có nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHYT, BHXH là hành vi gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động. Phổ biến là việc doanh nghiệp nợ đọng và trây ỳ không tham gia BHXH, BHYT cho người lao động hoặc tham gia BHXH cho người lao động, nhưng không nộp tiền cho cơ quan BHXH đúng thời hạn mặc dù họ đã khấu trừ tiền đóng BHXH từ tiền lương của người lao động và hành vi của người sử dụng lao động không đóng BHXH đúng tiền lương, tiền công theo quy định cho người lao động. Lúc này người lao động trở thành “con tin” giữa doanh nghiệp và cơ quan BHXH.

Bởi vì chỉ khi doanh nghiệp thực hiện đúng và đủ tiền đóng BHXH người lao động mới được giải quyết các quyền lợi liên quan đến BHXH nên dù có ốm đau, thai sản, tai nạn hoặc về hưu hay chuyển công tác cũng chưa được chốt sổ để tìm việc ở nơi khác trong khi hàng tháng doanh nghiệp đã trừ tiền trích đóng BHXH từ tiền lương, tiền công của người lao động.

Do đó, đối với vụ việc Vua Nệm nợ đọng BHXH trên 6 tháng với số tiền hàng tỉ đồng cần được cơ quan có thẩm quyền xác minh làm rõ vì thực tế này không chỉ ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của người lao động mà còn là hành vi vi phạm pháp luật.

Khoản 1, Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 khẳng định: “Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN và người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật”.

Chậm đóng, trốn đóng và chiếm dụng tiền đóng BHXH cũng là hành vi bị nghiêm cấm tại Bộ luật Hình sự, Luật BHXH.

Theo quy định pháp luật hiện hành đối với việc trốn đóng BHXH hiện nay, các doanh nghiệp đã bị áp dụng các chế tài mạnh mẽ, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 88/2015), danh nghiệp còn phải chịu chế tài hình sự là phạt tù từ 2 năm đến 7 năm theo Điều 216 BLHS 2015, phạt tiền từ 500 triệu đến 1 tỉ đồng.

Để bảo vệ quyền lợi của mình trong lĩnh vực BHXH bắt buộc, người lao động có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy  định. Người lao động có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp như tổ chức công đoàn, luật sư để tham vấn và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Có thể nói, việc xử phạt doanh nghiệp vi phạm là để đảm bảo công bằng, bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp đóng BHXH cho người lao động là thực hiện nghĩa vụ, làm tròn trách nhiệm, thể hiện mối quan hệ hài hòa, ổn định và tiến bộ giữa chủ sử dụng lao động và người lao động.

Bộ luật hình sự 2015 có rất nhiều điểm mới quan trọng, trong đó có những vấn đề nhằm xác định, nhận diện cá dấu hiệu phạm tội và cách xử lý nhóm hành vi phạm tội liên quan đến bảo hiểm xã hội. Đặc biệt việc bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, nhằm buộc người vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho đối tượng bị họ gây thiệt hại.

Vấn đề vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động mà còn ảnh hưởng tới tính nghiêm minh của pháp luật. Đây có thể được coi là liều thuốc đặc trị đối với các doanh nghiệp, đơn vị cố tình để nợ BHXH kéo dài; đảm bảo quyền lợi người lao động góp phần giúp chính sách an sinh xã hội.

Hiện nay các quy định pháp luật đã chặt chẽ hơn và các cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc một cách có hệ thống song vi phạm vẫn không giảm thì trước hết cần làm rõ trách nhiệm từ phía công tác quản lý Nhà nước. Việc xử lý hình sự đối với các đơn vị vi phạm cũng cần quyết liệt hơn. Cùng với tăng cường kiểm tra, giám sát, cơ quan chức năng cần có biện pháp ngăn chặn trường hợp chủ doanh nghiệp bỏ trốn, tẩu tán tài sản, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động như việc chính quyền địa phương cần phối hợp với Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) thực hiện biện pháp cấm xuất nhập cảnh với những cá nhân là chủ doanh nghiệp có nợ đọng BHXH.

Gần đây nhất, Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã hướng dẫn áp dụng các Điều 214 về tội gian lận BHXH, BHTN, Điều 215 về tội gian lận BHYT và Điều 216 tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng chống tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm và bảo vệ quyền lợi người lao động.

VNMedia.vn (- PV Thanh Phong)

http://vnmedia.vn/kinh-te/thi-truong/202101/cong-ty-cp-vua-nem-no-bhxh-hang-ty-dong-hanh-vi-vi-pham-phap-luat-nghiem-trong-1e56b2b/?fbclid=IwAR08kvSB_FVOgGPgXeskG2p7Ni6WepXPFrUGVBjP_Fj0yx_Bg2wORG6pO80

 

Gửi bình luận: