Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung hầu tòa

12/11/2020 11:31:00 / Đăng bởi Trương Anh Tú / (0) Bình luận

Sáng nay, (11/12), TAND TP Hà Nội xét xử kín ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND Hà Nội, về tội "Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước".

1307787592128071337290753769340872983945424n-1607648393020978305252

Cảnh sát dựng lều dã chiến trước phòng xét cựu chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung - Ảnh: Tuổi trẻ

Cùng hầu tòa với cựu Chủ tịch Hà Nội còn có 3 bị cáo Phạm Quang Dũng (cựu cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu - C03, Bộ Công an), Nguyễn Hoàng Trung (lái xe của ông Chung) và Nguyễn Anh Ngọc (cựu Phó trưởng phòng Thư ký biên tập, Văn phòng UBND TP Hà Nội).

Ông Nguyễn Đức Chung trước lúc bị truy tố tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”.

Ông Nguyễn Đức Chung trước lúc bị truy tố tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”.

Phiên tòa do Thẩm phán Trương Việt Toàn làm Chủ tọa. Đại diện Viện KSND TP Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa là ông Khuất Hữu Ánh và ông Đỗ Minh Tuấn.

Dự kiến, phiên sơ thẩm sẽ diễn ra trong 1 ngày. Có 7 luật sư tham gia bào chữa cho 4 bị cáo, trong đó, ông Chung có 4 luật sư.

Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và bị cáo Phạm Quang Dũng bị truy tố về tội "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" với định khung hình phạt từ 10-15 năm tù. Trong khi đó, cùng bị truy tố về tội danh trên, bị cáo Nguyễn Hoàng Trung và Nguyễn Anh Ngọc đối diện mức án từ 2-7 năm tù.

Ông Nguyễn Hữu Chính, Chánh án TAND TP Hà Nội cho biết dù xét xử kín nhưng đến phần tuyên án thì tòa sẽ công khai, báo chí được tham dự đưa tin.

3 bị cáo: Nguyễn Anh Ngọc, Nguyễn Hoàng Trung và Phạm Quang Dũng - Ảnh: Công an cung cấp

3 bị cáo: Nguyễn Anh Ngọc, Nguyễn Hoàng Trung và Phạm Quang Dũng - Ảnh: Công an cung cấp

Theo cáo trạng, bị cáo Nguyễn Đức Chung và vợ là Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường, thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.

Để nắm được thông tin, tài liệu điều tra của vụ án Nhật Cường, bị cáo Nguyễn Đức Chung liên hệ và đề nghị Phạm Quang Dũng (cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an) cung cấp thông tin, tài liệu về vụ án.Trong thời gian từ 7/2019- 6/2020, thực hiện đề nghị của bị cáo Nguyễn Đức Chung, bị cáo Phạm Quang Dũng đã 5 lần chiếm đoạt 9 tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Mật”, liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường.

Trong đó, bị cáo Dũng đã chuyển cho bị cáo Chung 2 lần, gồm 6 tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Mật”. Đối với 2 bị cáo: Nguyễn Hoàng Trung và Nguyễn Anh Ngọc, cáo trạng xác định đã một lần tham gia in, chỉnh sửa ba tài liệu “Mật” cho bị cáo Nguyễn Đức Chung.

Khi nào thì Xét xử kín?

Theo luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch Công ty TAT Law firm – Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, xét xử kín là Áp dụng trong những trường hợp đặc biệt cần giữ gìn bí mật nhà nước hoặc giữ gìn đạo đức xã hội nhưng phải tuyên án công khai. Xét xử kín có nghĩa là không phải mọi người đều có quyền tham dự như trong trường hợp công khai.

Ngoài Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa và những người tham gia tố tụng cần thiết khác, không một ai được ở lại phòng xét xử để dự thính, theo dõi diễn biến phiên tòa trong thời gian xét xử kín mà chỉ có thể trở lại phòng xét xử để nghe tuyên án công khai nếu là xét xử kín toàn bộ vụ án, hoặc được trở lại phòng xét xử sau khi kết thúc phần xét xử kín của vụ án để tiếp tục dự thính, theo dõi việc xét xử công khai.

Không phải ngẫu nhiên mà pháp luật có quy định về việc xét xử kín trong một số trường hợp. Việc xét xử kín nếu nhằm đảm bảo lợi ích của đương sự, bị cáo hay lợi ích của nhà nước thì việc xét xử kín là rất cần thiết. Cụ thể tại điều 103 Hiến pháp 2013:

“Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.” LS Trương Anh Tú nhấn mạnh.

Ngoài ra, Các trường hợp phải xét xử kín được quy định cụ thể tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015:

“Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai” LS Trương Anh Tú nói.

Như vậy, trong trường hợp này các tài liệu bị các bị cáo chiếm đoạt là tài liệu trong quá trình điều tra vụ án Nhật Cường, như vậy các tài liệu này được xác định là tài liệu mật theo luật Bảo vệ bí mật nhà nước, do đó HĐXX quyết định xử kín là đúng luật. Tuy nhiên, kết quả vụ án cũng sẽ được công khai cho người dân được biết.

Báo Pháp luật plus (- PV Duy Khương).

http://www.phapluatplus.vn/phap-luat-plus/cuu-chu-tich-ha-noi-nguyen-duc-chung-hau-toa-d143128.html?fbclid=IwAR0bqAWoe-linVoY5zeEFJ-RoH_Jm4AfJT0rPT8KLyc9q9nI9CLF9NNFSfE

Gửi bình luận:

hotline 0848009668