DOANH NGHIỆP KHÓC THÉT KHI ĐI ĐÒI BẢO HIỂM

09/17/2021 14:54:24 / Đăng bởi Trương Anh Tú / (0) Bình luận

 

🔥Tại phiên thảo luận về dự thảo Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 13/9 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã cho rằng: các sửa đổi quy định tại dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm vẫn còn bảo vệ lợi ích người bán hơn là người mua.

🌺Thực tế trong thời gian qua, hàng loạt vụ việc các doanh nghiệp xảy ra sự cố đã bị công ty bảo hiểm từ chối bồi thường thiệt hại với nhiều lý do. Dẫn tới các bên xảy ra tranh chấp phải kiện nhau ra tòa án để được phân xử.

🍀 Trong một số bài báo năm 2019, Luật sư Trương Anh Tú – Chủ tịch TAT Law Firm cũng đã lên tiếng về thực trạng này, theo ông:

🌼Nội dung tranh chấp chủ yếu đều xoay quanh nghĩa vụ thanh toán phí bảo hiểm, hiệu lực và phạm vi của hợp đồng bảo hiểm, điều kiện loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, mức độ tổn thất.

💐Nguyên nhân tranh chấp là do lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm khá phức tạp, có nhiều luật điều chỉnh như Luật kinh doanh bảo hiểm và hàng chục văn bản dưới luật, bộ luật dân sự, luật thương mại và các luật chuyên ngành khác như luật hàng hải, các văn bản hướng dẫn đi kèm... Ngôn ngữ hợp đồng và quy tắc bảo hiểm đôi khi “máy móc”, dùng thuật ngữ chuyên ngành sao chép từ nước ngoài, cho nên khi ký hợp đồng bảo hiểm, đa phần doanh nghiệp không hiểu hết về nội dung hợp đồng, pháp luật về bảo hiểm.

🍁Công ty bảo hiểm chỉ hướng khách hàng vào những quyền lợi, ưu đãi, mà đôi khi giải thích không rõ ràng về phạm vi bảo hiểm, điều kiện hưởng bảo hiểm, hướng dẫn khách hàng cách kê khai đúng, đủ và tránh các lỗi dẫn đến hợp đồng vô hiệu, giải thích về các trường hợp loại trừ trách nhiệm của bên bảo hiểm...

👉Hợp đồng bảo hiểm của các công ty bảo hiểm có xu hướng “cài cắm” nhiều nội dung bất lợi cho khách hàng, đặc biệt là điều khoản loại trừ trách nhiệm bồi thường. Chưa kể đến, có tình trạng hợp đồng mẫu một kiểu, hợp đồng ký với khách hàng một kiểu khác.

🌼Đơn cử, Hợp đồng bảo hiểm luôn có mẫu câu: “Nếu không hòa giải được, các bên sẽ mang ra tòa án để giải quyết tranh chấp” mà thực tế, quá trình tố tụng của vụ án thường kéo dài nhiều năm, khiến cho doanh nghiệp chờ được bồi thường bảo hiểm thì “má đã sưng” vì khó khăn, nợ nần chồng chất, nguy cơ phá sản sau những rủi ro đắm tàu, hoả hoạn...

🍀Do tính phức tạp, khi xảy ra sự cố bảo hiểm, doanh nghiệp sẽ bị rối bời, không biết bắt đầu từ đâu để giải quyết, dẫn đến sai sót, không đáp ứng quy trình giải quyết bồi thường theo quy định. Ví dụ: Không có động tác kịp thời như lập biên bản hiện trường, vi bằng làm bằng chứng về sự kiện bảo hiểm; Hệ thống nhà xưởng, thiết bị không được thống kê đầy đủ dẫn đến khó chứng minh thiệt hại”...

☘Lời khuyên cho doanh nghiệp:

Nên tìm hiểu kỹ khung pháp lý và nội dung giao dịch trước khi ký các hợp đồng bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi cho mình. Khi đứng trước khi rừng luật pháp về bảo hiểm, các Cty nên tham vấn luật sư chuyên nghiệp.

Nếu xảy ra sự cố, doanh nghiệp cần rà soát toàn bộ hồ sơ bảo hiểm, nhanh chóng phối kết hợp với đơn vị bảo hiểm để xử lý đúng quy trình. Ngoài ra, nhất định phải mời luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi.

P/s: Hình ảnh tại một phiên tranh chấp Bảo hiểm.

___________________________

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: TAT LAW FIRM

🏠 Tại Hà Nội: Số 1 Phố Nam Đồng, Đống Đa.

TPHCM: Phòng 106, Tòa nhà Cityview, 12 Mạc Đĩnh Chi, Q.1.

🌐 Web: https://tatlawfirm.com/

☎️ Hotline tư vấn:

0848.009.668 (Hà Nội), 0888009668 (TP.HCM)

✉️Email: truonganhtulawfirm@gmail.com

hotline 0848009668