09/13/2021 16:23:30 / Đăng bởi Trương Anh Tú / (0) Bình luận
Trong thời đại công nghệ 4.0, việc chụp một bức ảnh hay quay một đoạn video và đăng lên không gian mạng là vô cùng đơn giản, nhất là các trang mạng xã hội. Thời gian qua, chúng ta từng thấy trên khắp các trang mạng xã hội là những video clip ca ngợi về những nghĩa cử cao đẹp của những tấm lòng tương thân tương ái. Đó là những hành trình vất vả của các y bác sĩ chống dịch, là những người không quản nắng mưa mang lương thực, thực phẩm hỗ trợ bà con gặp khó khăn, là clip chiến sĩ công an và bộ đội đỡ đẻ cho thai phụ ngay trên vỉa hè……Những hình ảnh với câu chuyện đẹp được chia sẻ nhanh chóng trên mạng, góp phần quan trọng vào việc lan tỏa năng lượng tích cực, cả nước cùng mạnh mẽ để chống dịch thành công.
Tuy nhiên bên cạnh đó là không ít những video tiêu cực, có nội dung không phù hợp, gây ngộ nhận cho người xem, ảnh hưởng đến dư luận. Việc tự ý quay phim, chụp hình người khác để đăng lên trang mạng nhằm câu view, câu like diễn ra ngày càng tràn lan, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh căng thẳng như hiện nay. Các video có thể bị cắt ghép, tạo thành những clip có nội dung kích động công tác phòng, chống dịch bệnh.
Luật sư Đặng Hoàn Mỹ - Luật sư thuộc TAT Law Firm cho biết:
Theo Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015, người dân được phép ghi hình mà không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ khi hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; hoặc hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Ngoài ra, người dân có quyền được chụp hình hay quay phim để giám sát cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, việc quay phim không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi nhiệm vụ; ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông); tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Ngoài các trường hợp trên, người dân không được và không nên quay phim và đăng tải video lên mạng xã hội khi chưa được đồng ý dù với bất kỳ mục đích gì. Nếu ghi hình khi chưa được sự đồng ý của người khác thì đó là hành vi vi phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh và quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân.
Xử phạt vi phạm:
Tùy từng trường hợp và mức độ vi phạm mà người vi phạm sẽ phải chịu những hậu quả khác nhau. Theo đó:
Bị xử phạt hành chính từ 10 - 20 triệu đồng cho hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích.
• Bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác hoặc Tội vu khống. Mức hình phạt có thể lên tới 05 năm tù giam.
___________________________
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: TAT LAW FIRM
Tại Hà Nội: Số 1 Phố Nam Đồng, Đống Đa.
TPHCM: Phòng 106, Tòa nhà Cityview, 12 Mạc Đĩnh Chi, Q.1.
Hotline tư vấn:
0848.009.668 (Hà Nội), 0888009668 (TP.HCM)
Email: truonganhtulawfirm@gmail.com
10/08/2024 11:30:00
01/12/2022 10:46:00
07/12/2021 10:05:59
07/05/2021 14:50:50