TAT Law Firm lý giải về đề xuất 100% người dân bị thu hồi đất phải được bố trí tái định cư

03/11/2023 09:46:45 / Đăng bởi Trương Anh Tú / (0) Bình luận

Chủ tịch Công ty TAT Law firm đã lý giải cụ thể liên quan đến đề xuất 100% người dân bị thu hồi đất phải được bố trí tái định cư khi tham gia góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Không tái định cư được cho người dân là một thảm họa

Cụ thể, Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch Công ty Luật TAT Law Firm cho biết, tại Khoản 1 điều 107 dự thảo quy định: “Hộ gia đình, cá nhân có đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất đủ điều kiện được bồi thường về đất ở thì được bố trí tái định cư”. Nếu theo quy định trên, việc bố trí tái định cư khi thu hồi đất chỉ được đảm bảo khi người dân đủ điều kiện được bồi thường về đất.

Theo Luật sư, quy định không khác gì với luật cũ và bất lợi cho người dân làm tăng cao tình trạng “vô gia cư”. Bởi lẽ, trong thời gian qua, phần lớn đất thu hồi của người dân là đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó có đất lấn chiếm vì vướng quy hoạch nên không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận dù họ đã sinh sống, ở đó qua vài thế hệ. Khi không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận tức là không đủ điều kiện bồi thường về đất ở. Như vậy, quy định phải đủ điều kiện bồi thường về đất ở mới bố trí tái định cư đã đẩy người dân vào tình trạng vô gia cư.

truong-anh-tu-1669347684-1678381797.jpeg

Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch Công ty Luật TAT Law Firm, người soạn thảo góp ý đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gửi đến Liên đoàn Luật sư Việt Nam có nhiều nội dung được dư luận quan tâm.

Chủ tịch Công ty Luật TAT Law Firm cũng thẳng thắn cho rằng, các điều kiện được nêu đầy đủ trong dự thảo nghe thì hay nhưng khi áp dụng sẽ rất bất cập. Nếu được bồi thường về đất sẽ được tái định cư, nhân dân đọc lướt qua sẽ thấy rất hay. Tuy nhiên, với kinh nghiệm người làm luật, nhiều lần chảy nước mắt trước việc người dân phải đi ra khỏi nhà, không được tái định cư, được mấy đồng hồ trợ di chuyển, ông Tú cho rằng đây là một thảm họa.

Bởi tình trạng hiện nay, chúng ta xác định một số dự án bất động sản thu hồi, nguyên tắc không được thu hồi vào đất ở của nhân dân. Không phải là đất ở thì có thể là đất ruộng, đặc biệt ở các thành phố là đất chưa được cấp sổ đỏ, 99% đất ở các đô thị chưa được cấp sổ đỏ sẽ không đủ điều kiện để bồi thường về đất. Chắc chắn áp dụng dự thảo này nếu thành Luật sẽ không đủ điều kiện tái định cư.

“Như vậy, mục đích dù rất tốt đẹp nhưng đến 80%, 90% người dân ở các đô thị như TPHCM, Hà Nội tới đây sẽ không được tái định cư. Trong khi hầu hết người nghèo bị thu hồi đất, đã nghèo bị thu hồi đất không được tái định cư, chắc chắn là vô gia cư. Khi chúng ta đến, người dân đang có nhà ở, khi thu hồi đất xong người dân lại vô gia cư. Quan điểm, tinh thần của dự thảo không đổi mới, vẫn bám chấp vào những điều sẵn có trong luật cũ. Cho nên tôi đề nghị 100% người dân bị thu hồi đất phải được bố trí tái định cư. Người ta đang có nhà ở, anh đến lấy nhà đất của người ta thì phải cho người ta nhà ở mới. Anh có nói trời nói biển, pháp luật đừng ở trên trời mà phải áp dụng vào cuộc đời dưới đất”, LS Trương Anh Tú nhấn mạnh.

2-1678381916.jpeg

Câu chuyện thu hồi đất của người dân nhiều năm qua vẫn gây nhiều tranh cãi.

Phải đảm bảo quyền lợi cho người dân khi thu hồi đất

Tiếp tục dẫn giải, ông Tú cho rằng: Về nguyên tắc bồi thường được cho có điểm lợi cho người dân khi quy định phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Tại Điều 89 Dự thảo quy định nguyên tắc bồi thường đã có nhiều điểm có lợi cho người dân tuy nhiên, cần phải xây dựng cơ chế xác định “điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” để tránh tình trạng tranh cãi giữa người dân và chính quyền, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường.

Ông Tú cũng  đề xuất, Mặt trận tổ quốc chủ trì kiểm tra nơi ở mới của người dân, đánh giá đầy đủ các tiêu chí về vị trí, diện tích, môi trường sống, cơ sở hạ tầng, tiện ích xung quanh đảm bảo việc ăn ở, sinh hoạt, học tập và làm việc… để đưa ra kết luận nơi ở mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Nếu thấy một số tiêu chí chưa đạt mà người dân có thể chấp nhận được thì bồi thường bổ sung bằng tiền. Trường hợp thiếu sót nhiều tiêu chí thì xem xét bố trí tái định cư nơi khác đảm bảo quyền lợi cho người dân.

3-1678381916.jpeg

Tái định cư cho người dân phải đảm bảo nơi ở mới tốt hơn.

Liên quan đến điều 155 Dự thảo quy định cơ quan có

bám sát giá thị trường. Trong dự thảo Luật, có nguy cơ quay lại giá áp đặt của Nhà nước. Nhà nước giao có thể định giá nhà nước hoặc định giá độc lập, nhưng cuối cùng để xác định giá lại là UBND quyết định, như thế lại phi thị trường.

Giá thị trường phải để cho cơ quan định giá độc lập ngoài Nhà nước định giá. Chứng thư định giá của cơ quan này chính là một văn bản quyết định về giá, không cần UBND quyết định nữa. Do vậy, Luật sư kiến nghị nên bỏ quy định tại điều 155, 156 Dự thảo thay thế vào đó là điều khoản giao việc định giá cho đơn vị định giá độc lập...

Theo Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch Công ty Luật TAT Law Firm, không phải là đất ở thì có thể là đất ruộng, đặc biệt ở các thành phố là đất chưa được cấp sổ đỏ, 99% đất ở các đô thị chưa được cấp sổ đỏ sẽ không đủ điều kiện để bồi thường về đất. Do đó, dự thảo luật Đất đai nên được sửa đổi như sau: “Hộ gia đình, cá nhân có đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam đang sinh sống tại vùng dự án có thu hồi đất, khi Nhà nước thu hồi đất được bố trí tái định cư. Về diện tích tái định cư phải đảm bảo chuẩn về nhà ở theo quy định qua các thời kỳ tương ứng”.

Theo Reatimes.vn

(- PV Nguyễn Hằng)

https://meeyland.com/chinh-sach/tat-law-firm-ly-giai-ve-de-xuat-100-nguoi-dan-bi-thu-hoi-dat-phai-duoc-bo-tri-tai-dinh-cu/?fbclid=IwAR0sLaBuuXvDvizTnkLYQUqNh1oZtu8zh6iB6IprK3m1H3T61GI-0cdxwbQ#1

Gửi bình luận: