TỰ Ý GIẢM TIỀN THUÊ MẶT BẰNG - TGDĐ CÓ VI PHẠM HỢP ĐỒNG?

10/18/2021 09:41:50 / Đăng bởi Trương Anh Tú / (0) Bình luận

 

🔥Việc Thế giới Di động tự ý giảm trả tiền thuê mặt bằng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 có thể phải đối mặt với vụ kiện từ đối tác.

🍀Liên quan đến sự việc đáng chú ý trên, Luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo - Luật sư thuộc TAT Law firm cho rằng:

👉 Dịch bệnh Covid-19 bùng phát là một sự kiện khách quan, không thể lường trước được, gây ra nhiều khó khăn cho các DN. Tuy nhiên, nếu chứng minh sự kiện này là sự kiện bất khả kháng để DN không phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền thuê mặt bằng, thì còn phải chứng minh các yếu tố khác theo luật định, như: “không thể khắc phục được”, “mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.

👉Trước ý kiến cho rằng, sự kiện bất khả kháng phải thỏa mãn yếu tố hợp đồng “không thể thực hiện được”, do đó bản thân Covid-19 không phải là sự kiện bất khả kháng.

👉Về điều này, ý kiến từ Luật sư cho rằng, thực tế, luật không quy định về yếu tố “không thể thực hiện được” đối với sự kiện, để xác định đó là sự kiện bất khả kháng. Trong trường hợp vì dịch bệnh Covid-19 dẫn đến cơ quan có thẩm quyền, ban hành quyết định hạn chế, cấm đoán, thì quyết định này cũng nên được xem như là một sự kiện để có thể xem xét để thoả thuận lại về nghĩa vụ thanh toán.

👉Tuy nhiên, dù bất cứ trường hợp nào thì cũng không thể đơn phương tự cắt tiền thuê nhà. Mọi việc phải dựa trên thỏa thuận hoặc phân xử của cơ quan pháp luật.

🌺Thực tế, trong quá trình giải quyết các tranh chấp tương tự, TAT Law firm nhận thấy dịch bệnh như hiện nay là chưa có tiền lệ, nên chưa có hợp đồng thuê mặt bằng nào đưa thỏa thuận này làm căn cứ xác định sự kiện bất khả kháng. Nếu hợp đồng không có thỏa thuận “dịch bệnh” là “sự kiện bất khả kháng” thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ xem xét 3 yếu tố của “sự kiện bất khả kháng” quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015, đó là: khách quan, không thể lường trước và không thể khắc phục được để làm căn cứ giải quyết vụ việc.

🎯Cũng theo Luật sư Thảo, từ sự việc này, khi tiến hành thỏa thuận, giao kết hợp đồng, các bên cần xác lập điều khoản thỏa thuận về sự kiện bất khả kháng trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh tương tự như dịch Covid-19 để từ đó hạn chế phát sinh những tranh chấp.

___________________________

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: TAT LAW FIRM

🏠 Tại Hà Nội: Số 1 Phố Nam Đồng, Đống Đa.

TPHCM: Phòng 106, Tòa nhà Cityview, 12 Mạc Đĩnh Chi, Q.1.

🌐 Web: https://tatlawfirm.com/

☎️ Hotline tư vấn:

0848.009.668 (Hà Nội), 0888009668 (TP.HCM)

✉️Email: truonganhtulawfirm@gmail.com