05/19/2020 15:47:59 / Đăng bởi Trương Anh Tú / (2) Bình luận
(SK&MT) - Theo Luật sư Mai Thị Thảo, trong trường hợp thẩm mỹ viện và bác sỹ gây thiệt hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng của khách hàng còn bị truy cứu về trách nhiệm hình sự. Trong đó, mức án có thể lên tới 15 năm tù.
Thẩm mỹ viện phải chịu trách nhiệm bồi thường
Liên quan đến vụ việc Thẩm mỹ viện (TMV) Quốc tế Charmed bị tố làm teo cơ chân khách hàng, “đội giá dịch vụ” trên trời đang nhận được sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là các chị em phụ nữ có nhu cầu làm đẹp tại các thẩm mỹ viện.
Trao đổi với PV Sức khỏe & Môi trường, Luật sư Mai Thị Thảo – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Trương Anh Tú, cho biết: “Đây không phải trường hợp đầu tiên khách hàng bị tai biến, di chứng sau khi thẩm mỹ tại các cơ sở spa, thẩm mỹ viện. Thực tế, các trường hợp bị biến chứng, thậm chí là mất mạng do phẫu thuật thẩm mỹ tại các cơ sở làm đẹp trong thời gian qua đang không ngừng tăng”.
Thẩm mỹ viện Quốc tế Charmed bị tố làm teo cơ chân khách hàng.
Trước những vụ việc trên, rất nhiều người thắc mắc rằng, ai là người phải chịu trách nhiệm khi khách hàng bị biến chứng, di chứng sau khi sử dụng dịch vụ; các cơ sở spa, thẩm mỹ viện có hành vi đội giá, không đủ điều kiện kinh doanh thì sẽ bị xử lý thế nào?
Trả lời những băn khoăn này, Luật sư Thảo cho hay, phẫu thuật thẩm mỹ nhằm mục đích làm đẹp là một nhu cầu chính đáng của mỗi người dân. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, bất kỳ một ca phẫu thuật thẩm mỹ nào cũng có những rủi ro nhất định, đặc biệt trong trường hợp việc phẫu thuật do các cơ sở spa, thẩm mỹ không đủ điều kiện hoạt động thực hiện thì rủi ro lại càng cao. Và kết quả tai biến, di chứng như mũi vẹo, chân teo, da thịt lở loét, nung mủ…, thậm chí là mất mạng sau “quá trình làm đẹp” xảy ra rất nhiều.
Theo Khoản 2 Điều 37 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định: “Người hành nghề có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chữa bệnh của mình”.
Mặt khác, điều 76 Luật Khám bệnh, chữa bệnh ghi rõ: “Trường hợp xảy ra sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh hoặc trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 73 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã mua bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo hợp đồng bảo hiểm đã ký với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa mua bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này thì phải tự bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo quy định của pháp luật.
Ngoài việc bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, sau khi sử dụng dịch vụ tại các thẩm mỹ viện, nếu khách hàng bị tai biến, di chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe do lỗi của Bác sỹ thì về nguyên tắc chính thẩm mỹ viện và người trực tiếp thực hiện dịch vụ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng, đồng thời phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác. Trường hợp thẩm mỹ viện đã mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm “thay” thẩm mỹ viện bồi thường thiệt hại cho khách hàng.
Có thể đối diện mức án 15 năm tù
Luật sư Thảo cho biết thêm, mặc dù pháp luật đã có quy định rõ ràng về trách nhiệm của các thẩm mỹ viện, các cơ sở làm đẹp khi khách hàng bị “tai nạn” khi sử dụng dịch vụ, nhưng thực tế có rất nhiều cơ sở thẩm mỹ vẫn có động thái trốn tránh trách nhiệm khi hậu quả xảy ra. Để đảm bảo quyền lợi cho mình, khách hàng bị tai biến, di chứng sau khi làm đẹp có thể khởi kiện các cơ sở này để yêu cầu bồi thường thiệt hại, đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc thanh kiểm tra điều kiện kinh doanh, giấy phép hoạt động của các thẩm mỹ viện này, kịp thời phát hiện ra những hành vi sai phạm và xử lý trách nhiệm.
Bên cạnh đó, theo quy định pháp luật thì các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người như phẫu thuật, thủ thuật, tiêm chích, bơm, chiếu tia hay các can thiệp xâm lấn khác chỉ được thực hiện tại các bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, cơ sở khám chữa bệnh có hoạt động chuyên môn về khoa thẩm mỹ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nhưng thực trạng hiện nay, rất nhiều thẩm mỹ viện công khai quảng cáo, tư vấn và thực hiện các dịch vụ làm đẹp này một cách trái phép.
Với sai phạm này, các cơ sở dịch vụ làm đẹp sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 5 Điều 29 Nghị định 176/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế:
“Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động;
b) Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu;”
Ngoài các cơ sở thẩm mỹ, chính người thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ khi không có chuyên môn cũng phải chịu trách nhiệm. Theo đó bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng do hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn vượt phép. Trường hợp sai phạm này dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người khác hoặc gây thiệt hại cho tính mạng thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, mức phạt tù thấp nhất là một năm và có thể lên đến mười lăm năm theo quy định tại Điều 315 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Ở một khía cạnh liên quan, việc TMV Quốc tế Charmed “đội giá dịch vụ” trên trời, theo Luật sư Thảo, vệc đội giá dịch vụ, nguyên liệu tại các cơ sở thẩm mỹ lên cao gấp 5, 10 lần là một hiện thực tại thời điểm hiện nay. Đây là một quy định bị cấm và pháp luật đã có sự điều chỉnh. Tuy nhiên, hướng tới lợi nhuận cao và nắm bắt tâm lí của các chị em có nhu cầu làm đẹp, các cơ sở này vẫn “bất chấp” pháp luật và tự đặt ra cho khách hàng giá “cắt cổ” nhưng vẫn gắn mác là “giá khuyến mại”. Theo điểm c, khoản 2 Điều 29 Nghị định 176/2013, với hành vi sai phạm này các cơ sở làm đẹp sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đồng thời phải hoàn trả số tiền thu chênh lệch đối với hành vi đội giá. Trường hợp không hoàn trả được cho khách hàng thì nộp vào ngân sách nhà nước.
Chân của chị Nguyễn Thị Mai Sương bị teo cơ, giãn tĩnh mạch
sau khi điều trị thâm tại Thẩm mỹ viện Quốc tế Charmed.
Như Sức khỏe & Môi trường đã đưa tin trước đó, ngày 13/6/2019 chị Nguyễn Thị Mai Sương đến TMV Quốc tế Charmed điều trị sẹo thâm ở chân với giá 1,5 triệu đồng. 3 tháng sau đó, chân của nữ bệnh nhân có dấu hiệu teo da, lõm sâu, da không đều màu, các dây thần kinh và mạch máu nổi lên bất thường. Quá lo lắng cho sức khỏe, chị Sương có đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám thì được chẩn đoán bị teo da, teo cơ, giãn tĩnh mạch do tác dụng phụ của thuốc và kỹ thuật tiêm quá sâu. Khả năng phục hồi là 40-50% và mất khoảng 8-10 năm để phục hồi.
XUÂN ĐOÀN – NGUYỄN PHƯỢNG
10/08/2024 11:30:00
01/12/2022 10:46:00
07/12/2021 10:05:59
07/05/2021 14:50:50
Bình luận:
Intadia
11/07/2022 04:02:28cialis 20mg Baker SJ, et al
binysnaky
05/23/2022 03:58:18Nmpmkf https://newfasttadalafil.com/ - buying cheap cialis online Hwszei buy cialis generic Prescription En Ligne Lhyzgj Qnuxuj https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Sdbdbt