03/15/2021 09:33:06 / Đăng bởi Trương Anh Tú / (0) Bình luận
Sự việc hỗn chiến giữa nhóm bảo vệ và dân tại Bệnh viện ĐK tỉnh Tuyên Quang, trong đó nhóm bảo vệ có dùng gậy rút sắt “trấn áp” người nhà bệnh nhân khiến dư luận bức xúc. Dù vậy, hành động không đeo khẩu trang giữa đại dịch COVID-19, gây xích mích rồi đánh nhau với bảo vệ của người nhà bệnh nhân cũng cần phải lên án.
Sự việc xảy ra là điều đáng tiếc vì một bên đã bị đình chỉ công việc, còn một bên nhận lại những vết thương. Cả hai đều có lỗi sai của mình, hiện cơ quan công an đã triệu tập nhóm bảo vệ lên trụ sở để làm việc. Đồng thời, bệnh viện đã chấm dứt hợp đồng với nhóm bảo vệ hỗn chiến với người dân.
Tuy nhiên dư luận đặt câu hỏi, ngoài nhóm bảo vệ đang bị làm rõ sai phạm thì Giám đốc Bệnh viện ĐK tỉnh Tuyên Quang và lãnh đạo Công ty TNHH dịch vụ bảo vệ Phương Đông STC (đơn vị cung ứng bảo vệ) có vô can?
Theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ là chỉ sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ đã được đào tạo và được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ. Đồng nghĩa với việc nhân viên bảo vệ phải đáp ứng đầy đủ về sức khỏe, được đào tạo, phổ biến kiến thức pháp luật, cách ứng xử tình huống...Và cũng như lời giới thiệu, cam kết trên website của Công ty TNHH dịch vụ bảo vệ Phương Đông STC: “Nhân viên bảo vệ phải được tuyển chọn kỹ về sức khỏe và phẩm chất đạo đức, có chuyên môn và nghiệp vụ theo các tiêu chuẩn quy định của công ty TNHH DVBV Phương Đông STC. Nhân viên bảo vệ Phương đông được đào tạo nghiệp vụ và cấp chứng chỉ với nội dung cơ bản là hiểu biết về pháp luật; nắm vững nghiệp vụ canh gác bảo vệ mục tiêu, phán đoán tình huống...”.
Ông Phạm Quang Thanh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang có vô trong sự việc.
Ông Phạm Quang Thanh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang chia sẻ với báo chí rằng: “Thời gian tới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh sẽ đề ra những tiêu chuẩn chặt chẽ về tư cách đạo đức, sức khỏe để làm hợp đồng với công ty mới và hàng ngày, hàng tuần tổ chức giao ban với vệ sĩ”.
Chia sẻ trên báo Pháp luật, Đại diện Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Phương Đông STC cho biết, đã tiến hành lập biên bản và đình chỉ công việc của 4 bảo vệ liên quan đến vụ ẩu đả giữa nhân viên bảo vệ và người nhà bệnh nhân. Ngoài ra, công ty cũng đã làm việc với bệnh viện để nắm bắt thêm tình hình, diễn biến vụ việc và cung cấp đầy đủ những giấy tờ, hồ sơ pháp lý cho Công an TP. Tuyên Quang.
Điều này có nghĩa, 4 nhân viên bảo vệ (người lao động) của Công ty TNHH dịch vụ bảo vệ Phương Đông STC buộc phải “Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không có tiền án về các tội giết người, cố ý gây thương tích, các tội xâm phạm sở hữu; Có lý lịch rõ ràng được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xác nhận; Có giấy khám sức khỏe của trung tâm y tế, bệnh viện từ cấp huyện trở lên xác nhận có đủ sức khỏe để lao động; Có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên; Đã được đào tạo và được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; Có hợp đồng lao động với nhân viên dịch vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật...” theo như Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đã nêu rõ.
Do đó, trường hợp một trong số 4 nhân viên bảo vệ trên không đáp ứng đầy đủ các điều kiện khi lao động trong lĩnh vực dịch vụ bảo vệ thì đơn vị cung cấp và đơn vị sử dụng dịch vụ, sử dụng người lao động không thể vô can.
Luật sư Đặng Xuân Cường, trưởng Ban hình sự, TAT Law firm cho rằng, để ổn định cho sự phát triển của xã hội hay bất cứ một ngành nghề, một công việc nào đó Nhà nước đều đặt ra các điều kiện. Khi quy định của Nhà nước đã ban hành thì các cá nhân, tổ chức phải có nghĩa vụ chấp hành.
Đối với vụ việc các bảo vệ của Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang để xảy ra tình trạng xô xát với người dân, trường hợp nếu bệnh viện sử dụng các nhân viên bảo vệ không đủ điều kiện thì đây là một trong những nguyên nhân dẫn dến vụ việc nhưng rõ ràng nếu các đơn vị sử dụng lao động một cách nguyên túc, đáp ứng được tiêu chuẩn theo quy định thì những vụ việc tương tự như vụ việc xô xát tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang vào ngày 9/3/2021 chắc chắc sẽ được giảm thiểu một cách tối đa.
"Quá trình giải quyết vụ việc, cùng với việc xử lý vụ việc xô xát, đánh nhau một cách thỏa đáng thì Cơ quan chức năng cần phải có kiến nghị với Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Tuyên Quang để cơ quan này tiến hành các hoạt động thanh tra với các đơn vị đã sử dụng những nhân viên bảo vệ xem có đáp ứng đủ tiêu chuẩn điều kiện. Trường hợp có vi phạm phải có chế tài thỏa đáng. Chỉ có như vậy thì mới có thể chấn chỉnh được những đơn vị làm ăn kinh doanh cố tình không tuân thủ quy định của pháp luật" - Luật sư Đặng Xuân Cường nhấn mạnh.
Khoảng 14h10’ ngày 9/3, Bùi Thanh Lượng và anh Bùi Trí Linh (là anh em ruột), cùng trú tại xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, đưa mẹ đẻ là bà Trần Thị Huyền đến khám tại Bệnh viện đa khoa tỉnh. Khi đến bệnh viện, Linh không đeo khẩu trang nên Ngô Quốc Huy là nhân viên bảo vệ của công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Phương Đông STC đang làm nhiệm vụ tại bệnh viện nhắc nhở Linh và người nhà phải đeo khẩu trang và khai báo y tế theo quy định.
Do Linh không chấp hành nên hai người xảy ra cãi cọ, xô xát. Linh túm cổ áo Huy giằng co, ngay lập tức, các Nguyễn Kim Thưởng, Phan Tiến Mạnh, Trịnh Minh Trung (đều là nhân viên bảo vệ của công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Phương Đông STC đang làm nhiệm vụ tại bệnh viện) dùng dùi cui cao su, dùi cui kim loại đánh Linh, Lượng. Sau đó, Linh, Lượng cũng đánh lại các anh bảo vệ. Hậu quả Linh và Lượng bị thương nhẹ.
Kienthuc.net.vn (- PV Hiểu Lam)
10/08/2024 11:30:00
01/12/2022 10:46:00
07/12/2021 10:05:59
07/05/2021 14:50:50