09/01/2021 11:54:49 / Đăng bởi Trương Anh Tú / (0) Bình luận
NH CHO DOANH NGHIỆP
Có lẽ rằng, đại dịch Covid-19 đi qua cũng là lúc doanh nghiệp thu dọn tàn dư ảnh hưởng của nó để lại, hoặc là đủ mạnh để vực dậy phát triển hoạt động sản suất kinh doanh, hoặc là leo lét tồn tại, thậm chí chấp nhận bị "xóa sổ" vì phá sản, giải thể. Đó chính là bức tranh trong tương lai của các doanh nghiệp sau đại dịch.
Vì vậy, theo Luật sư Trương Anh Tú: việc duy trì hoạt động sản xuất, tránh làm đứt gãy các chuỗi cung ứng lao động, hàng hóa, dịch vụ, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất nhưng phải bảo đảm cao nhất các yêu cầu về phòng, chống dịch covid-19 là điều kiện cần thiết cho các doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay. Theo đó, phải tạo điều kiện thuận lợi để vận chuyển, lưu thông hàng hóa, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất bảo đảm an toàn, liên thông, thống nhất, thông suốt giữa các tỉnh, thành phố, địa bàn. Cụ thể:
Bộ Y tế nên bổ sung lực lượng lao động trong ngành vận tải hàng hoá: lái xe, phụ xe vận tải và các đối tượng khác liên quan thuộc đối tượng ưu tiên tiêm vaccine phòng chống Covid-19.
Yêu cầu về thời hạn và cách thức xét nghiệm Covid-19 đối với lực lượng tài xế vận tải hàng hóa trong việc vận chuyển để phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng cần cụ thể nhưng đơn giản hơn
Cần cho phép lưu thông toàn bộ các hàng hóa phục vụ cho hoạt động sản xuất mà doanh nghiệp đăng ký theo hướng xuất trình hồ sơ, giấy tờ doanh nghiệp đủ để chứng minh tính hợp pháp và tính cần thiết của việc di chuyển theo đúng quy định.
Linh hoạt trong việc cấp mã QR “luồng xanh” cho doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp vận tải. Theo đó, Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động của mình tại điểm đầu và điểm cuối trong chuỗi cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa. Song song, các bộ, ngành liên quan cần cung cấp một ứng dụng an toàn, xuyên suốt, cụ thể cho giới tài xế trong công tác giám sát quá trình di chuyển của phương tiện nhằm hỗ trợ kiểm soát giữa các địa phương phục vụ cho việc lưu thông phương tiện vận chuyển và phòng chống dịch.
Các địa phương cần nhìn nhận tầm quan trọng của hoạt động chuỗi cung ứng, để có sự phối hợp chặt chẽ, chủ động và linh hoạt với nhau hơn trong công tác xử lý các vấn đề phát sinh, như đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ công tác kiểm soát lưu thông, vận chuyển hàng hóa trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay. Đồng thời cho phép được di chuyển trong khung giờ giới hạn ở một số địa phương đang áp dụng.
Các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, nên thực hiện phương châm “1 cung đường, 2 địa điểm”, hạn chế sử dụng phương châm “3 tại chỗ”, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động cùng đồng hành và có trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh cùng chính quyền địa phương cũng như duy trì hoạt động sản xuất như việc chủ động xác nhận cung đường và địa điểm cho người lao động và cam kết chịu trách nhiệm trong trường hợp để xảy ra việc lây lan dịch bệnh, bởi ít có doanh nghiệp nào lợi dụng dịch bệnh để vi phạm quy định của pháp luật.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có thể xem xét cho phép doanh nghiệp áp dụng linh hoạt quy định về giờ làm thêm trong thời kỳ dịch bệnh nhưng vẫn đảm bảo theo quy định của pháp luật về lao động, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động, đảm bảo cho hoạt động cung ứng do tình trạng thiếu hụt lao động do không có sẵn nguồn nhân lực trọng yếu tại chỗ.
Xem xét về mức ưu tiên đối với thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất… trở thành đối tượng ưu tiên tiêm vaccine nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động, người lao động có thể an tâm cùng doanh nghiệp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.
Link dưới bài viết:
____________________
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: TAT LAW FIRM
Tại Hà Nội: Số 1 Phố Nam Đồng, Đống Đa.
TPHCM: Phòng 106, Tòa nhà Cityview, 12 Mạc Đĩnh Chi, Q.1.
Hotline tư vấn:
0848.009.668 (Hà Nội), 0888009668 (TP.HCM)
Email: truonganhtulawfirm@gmail.com
10/08/2024 11:30:00
01/12/2022 10:46:00
07/12/2021 10:05:59
07/05/2021 14:50:50